Tư vấn bán hàng
Chiếc “máy tính” kì lạ được làm bởi Danny Hillis và Brian Silverman, mã X39.81 tại viện bảo tàng lịch sử máy tính.
Bảo tàng lịch sử máy tính ở núi View gần Googleplex hiện đang trưng bày một chiếc máy tính sử dụng mỗi đồ chơi lắp ghép và dây – một sáng chế của hai nhà khoa học máy tính Danny Hillis và Brian Silverman.
Daniel Hillis giải thích về chiếc máy của mình.
Trong lá thư từ Danny Hillis tới Gordon Bell vào ngày 21 tháng 5 năm 1981 có nói: “Nó gồm có 10,000 mảnh gỗ cùng thêm một ít dây câu cá và tạ, được giữ lại bằng các nắp lỗ khóa bằng đồng. Chiếc máy này có thể chơi tic-tac-toe (hay còn gọi là cờ caro) với người chơi là người bắt đầu. Nó không bao giờ thua.”Cây trò chơi” được tạo ra bởi một chương trình LISP chạy trên một chiếc PDP-10. Chiếc PDP-10 cũng tính toán các kết nối của 140 cổng (9 đầu vào/cổng). Các cổng đều chạy bằng TTL (Tinkertoy Logic-logic đồ chơi lắp ghép). Một logic ba trạng thái được dùng để thay cho ba trạng thái khả thi (X-O-trống). Thiết kế sử dụng những logic kết hợp đơn giản. Bất kì đứa trẻ 6 tuổi nào cũng có thể ghép nên nó bằng 500 hộp đồ chơi lắp ghép và một chiếc PDP-10.”
Chiếc máy PDP-10
“Tôi đã thiết kế nó với Brian Silverman vào năm 1978. Sau này nó đã được mua lại bởi bộ phận công viên và du lịch Arkansas và được đặt vào bảo tàng Mid-America. Nó có thể chạy được nhưng dễ hỏng hóc – các sợi dây câu cá luôn cần được kéo chặt vào. Bảo tàng Mid-America cần một cái máy bền hơn nên chúng tôi đã làm một cái thứ hai vào năm 1980. Tuy tốn ít nguyên liệu và bền bỉ hơn nhưng thực sự tôi không nghĩ nó ấn tượng như cỗ máy đầu tiên.”
Theo Genk