Tư vấn bán hàng
Nhật Bản dùng đội thợ xây 100% robot để xây đập nước, tương lai ngành xây dựng là đây?
Khi mà lực lượng lao động tại Nhật Bản tiếp tục già đi, máy móc sẽ dần thay thế con người trên nhiều lĩnh vực hơn nữa.
Để giải quyết tình trạng lực lượng lao động đang già đi nhanh chóng, kéo theo đó là thiếu hụt nhân lực của Nhật Bản, nhà thầu xây dựng Obayashi Corporation đã chọn giải pháp tự động hoá khi xây dựng một con đập bằng một đội thợ hoàn toàn là robot.
Dự án này được triển khai tại Mie Prefecture, nằm ở bờ biển phía đông nam của đảo Honshu. Obayashi đã phát triển các thiết bị tự động hoá có chức năng xếp chồng các lớp bê-tông nhằm xây dựng nên một con đập cao 275 foot và rộng 1.096 foot. Một nhà máy bê-tông cũng sẽ được xây dựng gần khu vực này để giúp quá trình xây dựng diễn ra liền mạch hơn.
Mọi bước trong quá trình xây dựng đập đều có sự tham gia của một dạng tự động hoá nào đó, bao gồm cả việc xây móng. Các tháp cần cẩu, vốn đảm nhiệm việc xếp bê-tông vào các khu vực rộng 160 foot vuông cấu thành nên thân đập, được điều khiển từ xa bởi các máy tính tại văn phòng, và hệ thống máy tính này còn giám sát việc sắp xếp các phân vùng của công trình và tiến độ xây dựng nữa. Con người sẽ chỉ tham gia kiểm soát cần cẩu trong các trường hợp khẩn cấp mà thôi.
Nếu như các công nhân con người thường sử dụng chổi quét chuyên dụng để xử lý các lớp bê-tông không bằng phẳng, thì những chiếc xe ủi do robot điều khiển phát triển bởi Obayashi sẽ định kỳ là phẳng và đánh bóng bê-tông trước khi đặt một lớp khác lên trên. Chưa hết, một robot khác cũng do Obayashi phát triển sẽ liên tục đẩy lớp ván khuôn lên nhằm giữ cho bê-tông chưa đông khỏi bị rỉ ra ngoài.
người trên nhiều lĩnh vực hơn nữa.
Để giải quyết tình trạng lực lượng lao động đang già đi nhanh chóng, kéo theo đó là thiếu hụt nhân lực của Nhật Bản, nhà thầu xây dựng Obayashi Corporation đã chọn giải pháp tự động hoá khi xây dựng một con đập bằng một đội thợ hoàn toàn là robot.
Dự án này được triển khai tại Mie Prefecture, nằm ở bờ biển phía đông nam của đảo Honshu. Obayashi đã phát triển các thiết bị tự động hoá có chức năng xếp chồng các lớp bê-tông nhằm xây dựng nên một con đập cao 275 foot và rộng 1.096 foot. Một nhà máy bê-tông cũng sẽ được xây dựng gần khu vực này để giúp quá trình xây dựng diễn ra liền mạch hơn.
Mọi bước trong quá trình xây dựng đập đều có sự tham gia của một dạng tự động hoá nào đó, bao gồm cả việc xây móng. Các tháp cần cẩu, vốn đảm nhiệm việc xếp bê-tông vào các khu vực rộng 160 foot vuông cấu thành nên thân đập, được điều khiển từ xa bởi các máy tính tại văn phòng, và hệ thống máy tính này còn giám sát việc sắp xếp các phân vùng của công trình và tiến độ xây dựng nữa. Con người sẽ chỉ tham gia kiểm soát cần cẩu trong các trường hợp khẩn cấp mà thôi.
Nếu như các công nhân con người thường sử dụng chổi quét chuyên dụng để xử lý các lớp bê-tông không bằng phẳng, thì những chiếc xe ủi do robot điều khiển phát triển bởi Obayashi sẽ định kỳ là phẳng và đánh bóng bê-tông trước khi đặt một lớp khác lên trên. Chưa hết, một robot khác cũng do Obayashi phát triển sẽ liên tục đẩy lớp ván khuôn lên nhằm giữ cho bê-tông chưa đông khỏi bị rỉ ra ngoài.
Dù lượng công việc được tự động hoá là vô cùng ấn tượng, Obayashi cho biết đội quân công nhân robot mới chỉ giúp họ tăng năng suất thêm khoảng 10% mà thôi, bởi con người vẫn phải hiện diện trên công trường nhằm quan sát và kiểm tra những công nghệ tương đối mới này. Tuy nhiên, một khi công ty nghiên cứu được những giải pháp hoàn thiện hơn, Obayashi kỳ vọng năng suất sẽ được cải thiện đến 30%. Xây đập là loại hình xây dựng đặc biệt phù hợp để tự động hoá, bởi nó bao gồm những tác vụ lặp đi lặp lại trong thời gian dài tại những công trường ở cách rất xa các trung tâm dân cư, từ đó giảm bớt nguy cơ gây phiền hà cho mọi người.
Với tình hình lực lượng lao động trong ngành xây dựng tại Nhật Bản đang già đi nhanh chóng, các công ty buộc phải hành động thật nhanh, tạo dựng nên các đội quân robot chuyên dụng trước khi số lao động hiện nay bước vào tuổi nghỉ hưu. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đang triển khai các quy định chặt chẽ hơn liên quan hoạt động làm việc ngoài giờ và sẽ bắt đầu áp dụng trên mọi công trình xây dựng từ năm 2024. Các quy định này sẽ khiến nguồn tài nguyên con người sụt giảm hơn nữa, làm cho nhu cầu tích hợp công nghệ tự động hoá trong các loại hình xây dựng khác tăng lên.
Xét nhu cầu khẩn thiết của Nhật Bản phải giải quyết tình hình thiếu hụt lao động ngày càng tăng, quốc gia này phải hành động nhanh chóng và khu vực công nghiệp rõ ràng là nơi lý tưởng cho việc thử nghiệm robot xây dựng. Nếu phương pháp này thành công, sẽ rất thú vị khi chứng kiến nó được ứng dụng trên hàng loạt các dự án xây dựng khác, bao gồm xây dựng dân dụng và thương mại.
Con đập được nhắc đến trong bài viết dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 3/2023.
Tham khảo: Architizer