1.Cấu tạo
Cấu tạo của HDD server và SSD server
HDD (Hard Disk Drive) server là ổ cứng truyền thống, dữ liệu được lưu trữ trên bề mặt các phiến đĩa tròn (Platters) làm bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm được phủ vật liệu từ tính. Ổ đĩa cứng HDD là loại bộ nhớ “non-volatile” giống như ổ cứng thể rắn SSD nhưng có cấu trúc hoàn toàn khác. Cấu trúc dữ liệu của ổ cứng HDD được phân chia thành Track (rãnh từ), Sector (cung từ), Cluster (liên cung).
SSD (Solid State Drive) server là một loại ổ cứng thể rắn, được nghiên cứu và chế tạo nhằm cạnh tranh với các ổ cứng HDD truyền thống. Là loại ổ cứng được cấu thành từ nhiều chip nhớ Non-volatile memory chip (chip nhớ không thay đổi), ổ cứng SSD ghi và lưu dữ liệu trong các chip flash, nhờ vậy việc truy xuất dữ liệu gần như được diễn ra ngay tức khắc cho dù ổ cứng có bị phân mảnh sau một thời gian sử dụng.
2.Tuổi thọ
Ổ cứng là một thành phần quan trọng trong máy tính và cả trong hệ thống máy chủ (server). Mọi dữ liệu đều được lưu trữ trong ổ, việc mất đi nhiều dữ liệu quý giá của người sử dụng có thể xem là một sự cố hết sức nguy hiểm. Với ổ cứng HDD server, một thiết bị cơ điện tử, phần cơ qua năm tháng vận hành sẽ mòn dần và dẫn đến sự cố. Thời gian làm việc tối ưu đối với ổ cứng HDD là khoảng 4 năm.
Nhưng ổ ứng SSD server thì lại khác. Các chip nhớ flash thông thường có thể ghi/xóa 300.000 lần và với loại chip nhớ flash tốt nhất tuổi thọ lên đến 1.000.000 lần ghi/xóa. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất ổ SSD server cũng sử dụng nhiều giải pháp khác để kéo dài tuổi thọ. Vì thế, một ổ cứng SSD server có thể sử dụng tốt trong nhiều năm.
3.Kích thước
Được phát triển và sản xuất với mục đích dần thay thế cho ổ cứng HDD truyền thống nên ổ SSD cũng được chuẩn hoá thành 6 loại là: 5,25 inch dùng trong các máy tính các thế hệ trước. 3,5 inch dùng cho các máy tính cá nhân, máy trạm, máy chủ. 2,5 inch dùng cho máy tính xách tay. 1,8 inch hoặc nhỏ hơn dùng trong các thiết bị kỹ thuật số cá nhân và PC Card. 1,0 inch dùng cho các thiết bị siêu nhỏ (micro device). Ngoài kích thước thì trọng lượng của ổ SSD server cũng được đánh giá là nhẹ hơn so với ổ HDD server.
4.Độ tin cậy
SSD server
Do HDD server hoạt động dựa trên việc đọc ghi trên đĩa quay nên sẽ dễ có sai sót khi xảy ra lỗi cơ khí sau nhiều ngàn giờ hoạt động, các phiến đĩa có khả năng hư hỏng. Trong khi đó SSD server không có sự chuyển động, nên vấn đề mất dữ liệu khi ổ đĩa bị rung động là không có, không có lỗi về mặt cơ khí. Đặc biệt ổ SSD server còn có thể lưu trữ được trong môi trường khắc nghiệt với nhiệt độ từ – 60oC đến + 95oC.
5.Điện năng tiêu thụ và tỏa nhiệt
SSD tiêu thụ điện ít hơn ổ HDD từ 30 – 60 % năng lượng, tiết kiệm từ 6 – 10 Watts do không cần thêm điện năng để làm quay các phiến đĩa và dịch chuyển đầu đọc/ghi. Chính vì vậy đây là lựa chọn phù hợp cho các server lưu trữ dữ liệu, thêm vào đó còn tiết kiệm hơn khi không cần đến các hệ thống tản nhiệt, làm mát tốn kém.
6.Giá thành
Với nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội hơn, SSD server vì thế cũng đắt tiền hơn nhiều so với HDD server truyền thống. Đây chính là lợi thế cạnh tranh khiến ổ HDD server vẫn là lựa chọn chủ yếu của người sử dụng, và giá thành cao cũng là rào cản lớn khiến SSD server chưa được sử dụng rộng rãi. Loại ổ ghi mới này chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực quân sự và các nghành công nghiệp đòi hỏi sự độ toàn dữ liệu cao. Các nhà phân tích đã nhận định, khoảng cách về giá giữa ổ đĩa cứng HDD server truyền thống và ổ cứng thể rắn SSD server mới sẽ ngày càng thu hẹp.
7.So sánh tốc độ giữa SSD server và HDD server ?
HDD server
Do SSD server là ổ cứng điện tử, không có bộ phận chuyển động nên không tốn thời gian chuyển động. Trong khi đó HDD máy chủ là ổ đĩa cơ truyền thống sử dụng các động cơ cơ học để quay các đĩa từ, khi khởi động, ổ đĩa cơ sẽ phải mất từ 1 – 3 giây để khởi động động cơ này.
Thời gian truy cập dữ liệu và độ trễ: thời gian truy nhập trung bình của ổ SSD server là từ 3,5 – 10 micro giây còn ổ HDD server mất 5 – 10 mili giây. Dễ nhận thấy, tốc độ ổ SSD server nhanh hơn ổ HDD server đến cả trăm lần. Với chuẩn giao tiếp Sata 3 hiện nay (băng thông 6Gpbs), những ổ SSD server có thể đạt tốc độ đọc và ghi rất nhanh, lên đến hơn 500MB/giây.
8.Nên chọn SSD server của hãng nào ?
Các hãng sản xuất SSD
Từ những ví dụ so sánh giữa SSD server và HDD server, có thể dễ dàng nhận thấy SSD server có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với HDD server như tốc độ, nhiệt độ, độ an toàn dữ liệu và cả về điện năng tiêu thụ…Vì thế ổ cứng SSD server cũng đắt tiền hơn nhiều so với ổ cứng HDD server truyền thống. Trước đây, việc sắm một ổ cứng SSD được xem là một việc xa xỉ. Tuy nhiên, trong vòng một năm trở lại đây, giá của SSD đã giảm hơn so với trước và nhu cầu sử dụng ổ cứng SSD server ngày càng tăng.
Xem thêm: