Tư vấn bán hàng
MSI R9 280 Gaming là một trong những VGA mới nhất dành cho thị trường trung cao từ MSI nói riêng và AMD nói chung, sử dụng GPU AMD Radeon R9 280 mới nhất, một phiên bản được tối ưu nhiều thứ nhằm mang đến một hiệu năng cao với giá thành hợp lý.
Nói chính xác hơn là R9 280 là phiên bản bị cắt giảm từ R9 280X, nó vẫn nhỉnh hơn so với R9 270X nhưng thua giảm so với R9 280X, khác biệt một chữ “X” là khác biệt kha khá về số nhân xử lý, ….
Để hình dung rõ nhất bạn đọc có thể xem bảng so sánh sau:
Bạn có thể thấy rõ ràng là R9 280 vừa bị giảm xung nhịp hoạt động của GPU lẫn GDDR5 và còn bị cắt bớt số lượng vi xử lý dòng nữa, chỉ có 1792 SP so với 2048 của R9 280X.
Dù bị cắt giảm đáng kế nhưng GPU R9 280 có những ưu điểm nhất định của riêng mình khi mà tổng sức mạnh không giảm quá nhiều trong khi năng lượng tiêu thụ chỉ còn 200W khi tải tối đa, mát mẻ hơn và giá thành cũng mềm hơn.
MSI R9 280 Gaming 3GB:
Cũng cần phải lưu ý bạn đọc rằng VGA này là sản phẩm mẫu từ AMD VN gửi đến nên bao bì, sách hộp đều không có, cũng không hẳn lúc nào cũng như vậy nhưng lần này là như vậy. Về MSI R9 280 Gaming 3GB thì vẫn là một phong cách thiết kế cực kỳ đặc trưng của dòng Gaming độc đáo từ thương hiệu này, tông đỏ đen và cả hệ thống quạt, tản nhiệt riêng biệt không đụng hàng.
Cận cảnh mặt sau nơi chứa các cổng giao tiếp của MSI R9 280 Gaming 3GB, bạn sẽ có các giao tiếp hình ảnh cơ bản như DVI (có thể chuyển sang D-Sub được) và HDMI kèm theo 2 đầu Display Port mini cũng có thể chuyển ra HDMI bằng cáp chuyển.
Mặt lưng MSI R9 280 Gaming 3GB đặc trưng một màu đen nhám, các linh kiện dày đặt được bố trí lên đó và một ít tem nhãn cung cấp một lượng thông tin cơ bản và ít ỏi về sản phẩm.
Vị trí tem này của MSI R9 280 Gaming 3GB rất đặc biệt, nó hạn chế việc người dùng tháo hệ thống tản nhiệt ra, giúp nhà sản xuất an toàn hơn nhưng bù lại thì người dùng không được “chọc ngoáy” gì cả, dòng chữ nhỏ trên tem ghi rất rõ là :”Sẽ không bảo hành nếu tem này bị hư hỏng”
Cận cảnh đầu cấp nguồn phụ cho MSI R9 280 Gaming 3GB, một đầu 6 và một đầu 8pin PCIe không quá khó khăn để cung cấp ở thời điểm hiện tại, thật ra thì thiết kế này hơi dư so với mức TDP 200W của GPU này.
Toản cảnh MSI R9 280 Gaming 3GB, về kích thước có thể nói rằng VGA này không quá “khủng” về kích thước nhưng cũng không phải gọn gàng cho mấy, nếu thung máy của bạn thực sự giới hạn về chiều dài của VGA thì nên xem xét kỹ trước khi mua, còn lại thì thoải mái.
Hệ thống thử nghiệm:
- Mainboard: Gigabyte Z97X-UD5H-BK
- CPU: Intel Core i7-4790K
- RAM: Kingston HyperX Beast 8GBx2 2400MHz DDR3
- SSD: Kingston M.2 120GB
- PSU: Cooler Master G550M
- HSF: Stock
- VGA: MSI R9 280 Gaming 3GB
- OS: Windows 7 64bit Ultimate SP1
- LCD: AOC 2769Vm
Nhiệt độ:
Khi hệ thống không làm việc, không tải, nhiệt độ ghi nhận được là 44 độ C, không thấp nếu so với nhiệt độ môi trường khoảng 28 độ C.
Và khi tải hết công suất, nhiệt độ cao nhất và ổn định ghi nhận được là 81 độ C.
Thay lời kết: có thể thấy rằng MSI R9 280 Gaming 3GB không hề yếu chút nào dù là phiên bản bị cắt giảm nếu so sánh với 280X trước đây cũng của chính MSI dòng Gaming, nhiệt độ có sự chênh lệch nhưng hệ thống tản nhiệt này vẫn là một trong những sản phẩm tốt nhất ở thời điểm hiện tại trong giới sản xuất VGA. Nếu giá thành có sự chênh lệch lớn thì rõ ràng MSI R9 280 Gaming 3GB là lựa chọn hợp lý hơn hẳn so với 280X hoặc 285 hay thậm chí là so sánh với một số GPU đến từ đối thủ là NVIDIA như các GPU Maxwell mới (ngoại trừ mức tiêu thụ điện năng).
Do đó, hãy xem xét lại trước khi quyết định đầu tư bởi các GPU dòng R9 của AMD ngoài sức mạnh đồ họa còn có khả năng dựng hình ấn tượng nữa, điều này thì các VGA dòng thường của NVIDIA không hẳn là thế mạnh, đặc biệt là các dòng về sau này, đừng nghe tin đồn rằng 280 là bản cắt giảm, bởi AMD ngoài chuyện họ cắt giảm thật nhưng đồng thời họ cũng tối ưu những gì mà họ tạo ra, giúp tạo ra một GPU rất cạnh tranh nếu tính theo hiệu năng trên giá thành.
Nguồn magazine.ocer