Tư vấn bán hàng
Vào đầu năm nay, LG đã tung ra nhiều loại TV OLED, trong đó có dòng TV chơi game OLED 48 inch đầu tiên, với mức giá từ 1.500 USD đến 30.000 USD. Nhưng vào tháng 7, LG Electronics cho biết do có thể xảy ra sự cố quá nhiệt, công ty đã thu hồi khoảng 60.000 TV OLED tại Hàn Quốc để thay thế bảng nguồn.
Tiếp đó vào tháng 9, LG Electronics ở Trung Quốc lại tiếp tục thu hồi 9.434 chiếc TV OLED. Lý do đưa ra bởi vấn đề chất lượng của tụ điện, khiến nó có khả năng gây ra hiện tượng quá nhiệt. Và mới đây nhất, một báo cáo của Forbes cho thấy việc triển khai tính năng Variable Refresh Rate (VRR – tần số làm tươi màn hình động) trên các dòng TV OLED của LG sản xuất năm 2019 và 2020 đôi khi gây ra một số vấn đề hiển thị. Các vấn đề bao gồm nhấp nháy hoặc không ổn định trong các vùng tối, có thể ảnh hưởng đến người dùng sử dụng các dòng máy chơi game console thế hệ tiếp theo.
TV OLED chuyên game nhưng lại gặp vấn đề với việc hiển thị hình ảnh ở tốc độ cao
Và trong thông cáo báo chí mới nhất, LG đã thừa nhận có vấn đề với các mẫu TV OLED mới của mình. Cụ thể, khi màn hình TV OLED sử dụng VRR ở tốc độ làm tươi nhỏ hơn 120Hz, vấn đề không nhất quán giữa đường cong gamma của TV OLED và tốc độ làm tươi sẽ xảy ra, khiến các vùng tối trong trò chơi trông tối hơn so với khi tắt VRR. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao diện hình ảnh, vì mắt người nhạy cảm hơn với các màu có độ xám thấp.
Theo LG Display, nguyên nhân là do tấm nền OLED chứ không phải do chính chiếc TV OLED. Hãng sẽ cố gắng “xây dựng nhiều đường cong gamma” để giảm tốc độ làm tươi nhằm giải quyết vấn đề VRR. Tuy nhiên, nó không chắc sẽ được giải quyết vấn đề tận gốc ở firmware. Rõ ràng, đây không phải là một tình huống tốt cho TV LG ở thời điểm hiện tại cũng như rất không tốt cho công việc kinh doanh.
Variable Refresh Rate rất quan trọng cho việc hiển thị hình ảnh trong game và LG buộc phải tìm cách giải bài toán khó này.
Bởi Variable Refresh Rate là một tính năng giúp game chạy mượt hơn trên màn hình PC hoặc TV. Khi chơi game, PC hoặc console sẽ liên tục gửi thông tin mới tới màn hình từ hàng chục đến hàng trăm lần mỗi giây. Mỗi khi điều này xảy ra, hệ thống sẽ cho màn hình biết chính xác những gì cần hiển thị, như vị trí của mỗi người, mỗi địa điểm và mỗi vật cũng như hình ảnh để màn hình “vẽ” lại một cách chính xác. Hình ảnh tĩnh đó được gọi là khung hình (Frame) và số lần hệ thống gửi hình ảnh đến màn hình là tốc độ khung hình (Refresh Rate).
VRR cho phép màn hình khớp tốc độ cập nhật khung hình với lượng khung hình mà nó nhận được ở mọi lúc. Và điều này rất quan trọng đối với việc chơi game, vì không giống như phim ảnh hay TV, game tạo ra từng khung hình trong thời gian thực.
Rõ ràng, LG còn rất nhiều việc phải làm để hoàn thiện các mẫu TV OLED của mình.