Trang chủ » Cấu tạo của một chiếc Main server

Server (máy chủ) muốn hoạt động được không thể thiếu Main server

 

Main server (main máy chủ, bo mạch chủ) là tên nói gọn lại của Mainboard server hay còn gọi là motherboard server. Main server đóng vai trò tạo ra một môi trường hoạt động ổn định  cho tất cả các thiết bị, linh kiện máy chủ khác. Nếu không có Main server thì các linh kiện máy chủ khác sẽ không thể liên kết lại với nhau, Main server đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa CPU server và các thiết bị khác của server . Vậy cấu tạo chi tiết của Main server gồm những bộ phận nào ?

 

Cấu tạo chi tiết của Main server

Chipset (bao gồm chipset bắc và chipset nam): Chipset trong main server giữ chức năng rất quan trọng. Chipset đưa dữ liệu từ đĩa cứng qua bộ nhớ rồi tới CPU, và đảm bảo các thiết bị ngoại vi và các card mở rộng đều có thể thể “nói chuyện” được với CPU và các thiết bị khác. Các nhà sản xuất main server còn đưa thêm các tính năng khác vào chipset như điều khiển RAID, cổng FireWire vào mỗi sê-ri bo mạch khác. Không những thế, chipset không chỉ giới hạn kiểu, tốc độ của CPU mà main server có thể “tải” được, loại bộ nhớ mà bạn có thể lắp đặt mà còn thêm vào các chức năng khác như tích hợp đồ họa, âm thanh, cổng USB. Các main server được thiết kế cho cùng loại chipset thì nói chung đều có các tính năng, hiệu năng tương tự nhau. Chính vì vậy, Chipset là yếu tố quan trọng khi bạn mua main server

BIOS: Thiết bị vào/ra cơ sở, rất quan trọng trong mỗi main server, chúng chứa thiết đặt các thông số làm việc của hệ thống. BIOS có thể được liên kết hàn dán trực tiếp vào main server hoặc có thể được cắm trên một đế cắm để có thể tháo rời. 

Socket : Socket chính là số chân cắm của CPU trên mainboard, loại soket của CPU mà bạn muốn mua phải phù hợp với loại mà mainboard hỗ trợ.  

CPU : Main server của bạn hỗ trợ bộ xử lý nào. Chuẩn khe cắm (socket) cho các bộ xử lý của AMD và Intel khác nhau nên bạn không thể cắm bộ xử lý của hãng này vào main server hỗ trợ bộ xử lý của hãng kia. Các bộ xử lý của cùng hãng cũng sử dụng khe cắm khác nhau nên trong nhiều trường hợp bạn cũng không thể nâng cấp được. Một yếu tố nữa là khả năng hỗ trợ tốc độ CPU tối đa mà main server có thể đáp ứng.  

Hệ thống bus: chỉ tần số hoạt động tối đa của đường giao tiếp dữ liệu của CPU mà main server hỗ trợ. Thường thì bus tốc độ cao sẽ hỗ trợ luôn các VXL chạy ở bus thấp hơn. 

Khe cắm ISA: khe cắm để gắn thêm các bo mạch mở rộng như bo mạch âm thanh hoặc hình ảnh. Loại khe cắm ISA giờ đây đã không còn được tích hợp trên bo mạch chủ do đã lỗi thời. 

Khe cắm PCI: trên main server có các khe cắm PCI dành để lắp thêm các thiết bị giao tiếp với máy tính như card âm thanh, modem gắn trong v.v…. 

Khe cắm PCI Express: Khe cắm chuẩn PCI Express hỗ trợ băng thông cao hơn 30 lần so với chuẩn PCI và thực sự có khả năng thay thế hoàn toàn khe cắm PCI lẫn AGP. 

Cổng P/S 2: Là cổng giao tiếp của các thiết bị ngoại vi đầu vào như chuột hoặc bàn phím. 

Cổng LPT: Thông thường đây là cổng kết nối của máy tính với máy in. 

Ngoài những bộ phận chính đã khể trên, Main server còn một số khe cắm và bộ phận khác như: Khe cắm RAM, khe IDE gắn HDD và CDROM, khe AGP, khe FDD, pin CMOS, cổng Net, cổng COM, cổng Pananel, cổng Serial…

 

Bài viết liên quan

Đăng bình luận về bài viết này

1
KHUYẾN MẠI HÔM NAY
Than phiền dịch vụ

Mọi than phiền, đóng góp liên quan đến chất lượng dịch vụ. Xin quý khách hàng hãy phản hồi cho chúng tôi

090.444.3814 cskh@maychuhanoi.vn