Tư vấn bán hàng
Chúng ta hầu như ai cũng biết đến những màu cơ bản như xanh, đỏ, lam, lục, vàng, tím. Tuy vậy, không phải màu đỏ hoặc xanh của ai cũng như nhau. Có những người nhìn được nhiều màu hơn người khác và ngược lại. Vậy thị lực của bạn tốt đến mức nào?
Bài 1 – Bạn nhìn tốt ngang chó mèo, cọp beo hay đại bàng?
Cách đơn giản nhất để biết điều trên là thực hiện một bài kiểm tra màu sắc ở trang web sau. Bạn chỉ việc chọn ra ô có màu sắc khác với tất cả các ô còn lại. Bạn có 15 giây cho mỗi bài kiểm tra mới. Tuy vậy mỗi lần chọn sai ô màu, bạn sẽ bị trừ đi 3 giây để tránh việc gian lận kết quả.
Hãy chọn ô có màu khác các ô còn lại
Nhưng trước khi “hấp tấp” làm bài kiểm tra trên, bạn có vài điều cần lưu ý để kết quả phản ánh trung thực nhất. Trước hết, thiết bị (màn hình) mà bạn dùng để kiểm tra phải có chất lượng hiển thị tốt. Nếu bạn đang để ở chế độ tiết kiệm điện, hãy tăng mức hiển thị lên tối đa (thường là độ sáng và độ tương phản). Tốt nhất bạn hãy kiểm tra trên một màn hình dùng cho desktop PC có chế độ cân bằng (calibrate) màu sắc để nó thể hiện các dải màu ở mức trung thực nhất. Trong trường hợp màn hình bị lệch màu, nghiêng về sắc vàng hoặc xanh hoặc xám, bạn có thể không đạt được kết quả tốt nhất.
Nếu đạt mức 35 điểm, mắt bạn tốt hơn 99,2% dân số thế giới!
Về kết quả, nếu điểm số của bạn thấp hơn mức của loài mèo (15 – 19 điểm), có lẽ bạn cần đi khám mắt ngay lập tức hoặc kiểm tra lại màn hình của mình. Tất nhiên nếu bạn đạt được mức ngang hổ báo (20 – 25 điểm) trở lên thì đó là bình thường. Còn nếu bạn đạt trên cả mức chim ưng (hơn 29 điểm) thì chúc mừng, mắt bạn rất tốt!
Bài 2 – Bạn có mấy loại tế bào võng mạc?
Bạn có thể thắc mắc – tại sao có những người nhìn được nhiều màu hơn người khác, trong khi số khác lại ít hơn? Bài kiểm tra sau sẽ giải đáp câu hỏi, đồng thời cho biết bạn thuộc nhóm % dân số nào.
Trước hết hãy nhìn tấm hình sau, bạn có thể đếm được bao nhiêu màu? Lưu ý các điều kiện màn hình cũng tương tự bài đầu. Tất nhiên bạn không được “ăn gian” bằng các công cụ đếm màu bằng máy tính.
Bạn đếm được bao nhiêu màu cả thảy?
Kết quả
– Nếu bạn đếm được ít hơn 20 màu, bạn thuộc nhóm dichromat (có 2 loại tế bào võng mạc), tức khả năng phân biệt màu của bạn tương đương loài chó. 25% dân số thế giới thuộc nhóm này. Thường thì đây là những người có điều kiện dinh dưỡng kém hoặc tuổi cao, thị lực bị suy giảm
– Nếu bạn đếm được 20 – 32 màu, bạn thuộc nhóm trichromat (có 3 loại tế bào võng mạc), tức bạn hoàn toàn bình thường hoặc thị lực của bạn ở tình trạng tốt, không/chưa có tình trạng suy giảm tế bào võng mạc. 50% dân số thế giới thuộc nhóm này
– Nếu bạn đếm được 33 – 39 màu, bạn thuộc nhóm tetrachromat (có 4 loại tế bào võng mạc), thị lực của bạn tốt hơn những người khác. 25% dân số còn lại thuộc nhóm này
– Nếu bạn đếm được trên 39 màu thì… bạn đang “xạo” vì chỉ có 39 màu trong dải này và thường chỉ có 35 màu được thể hiện đúng trên màn hình máy tính!
Tế bào võng mạc
Hay tế bào hình nón (cone cell) là những tế bào nằm ở đáy võng mạc trong mắt người. Tương tự các cảm biến RGB của máy ảnh, các tế bào này nhạy với các tia sáng có bước sóng dài ngắn trong khoảng xác định, cụ thể là 3 dải sóng ngắn (S hay màu lam), vừa (M hay màu lục) và dài (L hay màu đỏ).
Những người bình thường, trichromat (chiếm khoảng 50% dân số), có đủ 3 loại tế bào này. Nhưng theo tuổi tác hoặc điều kiện dinh dưỡng, một số tế bào bị suy thoái và bạn không nhìn được nhiều màu như trước. Bạn có thể lưu lại bài này và đợi 5 hay 10 năm sau để kiểm tra lại thị lực của mình.
Mắt người bình thường có 3 loại tế bào hình nón ứng với 3 dải màu đỏ, lục, lam
Riêng với trường hợp nhóm tetrachromat (chiếm khoảng 25% dân số), có khả năng nhìn được nhiều màu hơn người khác, là vì họ có thêm một loại tế bào thứ 4, “nhạy” với những tia sáng có bước sóng thuộc dải khác. Dải đó có thể là dải màu vàng, hoặc tím, hoặc cam, hoặc thậm chí là tử ngoại hay hồng ngoại. Tất nhiên, đây là những tế bào khác thường và có thể là kết quả của đột biến. Không có quy định cụ thể cho tế bào thứ 4 này thuộc nhóm nào.
Nhưng một số người có đến 4 loại tế bào hình nón hoặc hơn
Được biết gene quyết định giới tính (chromosome X) có ảnh hưởng đến việc hình thành các tế bào hình nón này. Do phụ nữ có nhiều nhiễm sắc thể này hơn đàn ông (XX vs. XY) nên khả năng tạo ra nhiều loại tế bào hình nón của nữ giới cao hơn. Vì vậy nên bệnh mù màu có tỷ lệ xuất hiện ở nam cao hơn nữ (8% vs. 0,4%). Một số người không phân biệt được màu đỏ hoặc lục vì họ chỉ có 2/3 loại tế bào hình nón. Trong khi đó, phụ nữ, vẫn “màu mè hoa lá hẹ” hơn cánh mày râu.
Theo Huyền Thế